Nỗi lo “quầng thâm mắt” không chỉ có ở chị em phụ nữ mà tất cả mọi người đều khổ sở cùng. Bởi quầng thâm luôn tạo cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống và hơi già hơn so với tuổi thật. Chúng ta tìm đủ mọi cách để chữa trị nhưng cũng không đạt được kết quả mong muốn.
Chính điều đó, Poly K-Beauty bật mí cho bạn cách loại bỏ “mắt gấu trúc” nhờ phân loại 3 quầng thâm dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Quầng thâm liên quan đến mạch máu
Loại quầng thâm mắt này thường xuất hiện ở phần mí mắt dưới, có thể có màu xanh nhạt hoặc màu tím hơi đỏ. Như mọi người biết vùng da mắt chỉ mỏng bằng 1/10 những vùng da khác trên mặt, mỏng đến mức trong suốt luôn, đã thế tế bào mỡ dưới da ở đây lại có rất ít, thậm chí không có, đó chính là lý do mà các mạch máu ở nơi đây càng dễ nhìn thấy. Quầng thâm loại mạch máu có thể phân làm 2 loại là loại màu xanh nhạt của tĩnh mạch và loại màu tím đỏ của mao mạch
Dùng tay đè lên quầng thâm mắt làm vùng da quanh mắt mỏng đi, lúc này nếu bạn thấy màu sắc của quầng thâm mắt càng thêm rõ hơn so với bình thường thì nguyên nhân gây thâm của bạn có liên quan đến mạch máu.
- Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, cố gắng điều trị để giảm bớt bệnh, tránh gió tránh bụi 1 chút để bệnh đừng nặng thêm vì hắt xì cũng khiến mắt thâm hơn. Tránh mọi hành động khiến mao mạch quanh mắt bị vỡ và tổn thương như dụi hay cọ mắt.
- Phương pháp đơn giản nhất là dùng các loại thuốc bôi bên ngoài, ví dụ vitamin A, vitamin C (vì chúng làm tăng độ dày và đàn hồi của da, cải thiện tuần hoàn máu) hoặc là vitamin K (làm giảm ứ đọng máu). Những loại mỹ phẩm chứa chất làm trắng và sáng da không có tác dụng đối với loại thâm quầng mắt này.
- Ngoài ra cũng có một số phương pháp khác nhanh hơn là phẫu thuật cấy mỡ, dùng laser hay tiêm collagen ở xung quanh mắt tạo thành một lớp che phủ mạch máu.
2. Quầng thâm mắt sắc tố
Loại quầng thâm này có đủ màu sắc từ nâu nhạt, nâu đậm cho đến màu đen, xám. Xuất hiện ở mí mắt dưới và mí mắt trên, nặng hơn nữa là tất cả xung quanh đôi mắt. Ở người Việt Nam nhưng do các yếu tố bên ngoài như thuốc, eczema, gãi, cháy nắng …cũng có thể dẫn đến loại quầng thâm này.
Nếu bạn dùng tay căng vùng da mắt mà màu sắc của vùng da đó vẫn không thay đổi thì đây chính là quầng thâm mắt sắc tố.
- Tránh bị tích tụ sắc tố ở vùng da quanh mắt bằng cách dùng kem chống nắng, kính râm… và có thể dùng các loại mỹ phẩm (kem mắt, serum) có chứa chất làm trắng da nhưng đây là một quá trình lâu dài cần kiên trì.
- Cũng có thể dùng laser để chữa trị.
3. Quầng thâm mắt lão hóa
Theo thời gian các cơ quanh mắt bị lão hoá, nhão đi và chảy xuống, mỡ xung quanh mắt cũng bị giảm đi, bọng mắt sưng lên. Lâu ngày hình thành quầng thâm mắt. Cho dù các loại kem mắt có được quảng cáo là thần kỳ như thế nào đi nữa thì chúng cũng chỉ có thể tác dụng trên da mắt chứ không có tác dụng lên cơ xung quanh mắt .
Khi bước chân sang tuổi 21 là làn da và cơ thể bắt đầu lão hóa, nhưng đến tầm sau 30 tuổi dấu hiệu mới bắt đầu rõ ràng. Nếu không chăm sóc cẩn thận, càng để lâu bọng mắt sẽ càng to và đậm.
- Loại quầng thâm này có thể tạm thời thông qua trang điểm để làm đỡ đi nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời. Muốn có hiệu quả lâu dài có thể thông qua phẫu thuật ví dụ như cấy mỡ dưới da hay tiêm hyaluronic acid dưới da làm đầy những vùng bị lõm xung quanh mắt, trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành phẫu thuật mí mắt.
- Phương pháp Laser có thể kích thích sản sinh collagen giảm độ nhão của da nên cũng có hiệu quả đối với những người bị thâm quầng mắt do lão hóa.
Trên đây là 3 phân loại quầng thâm mắt cũng như dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục. Hãy tìm hiểu mình thuộc loại quầng thâm nào và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.