Ăn ngô có béo không? Nên ăn ngô như thế nào để giảm cân?

Ngô là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người không còn lựa chọn ngô cho thực đơn ăn uống nữa vì nghĩ rằng ăn ngô sẽ làm tăng cân. Vậy ăn ngô có béo không? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng Đẹp365 khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng trong bắp ngô

Ngô (hay còn gọi là bắp) là một loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như carbs, chất xơ, vitamin… Trong 164g bắp thì có chứa:

  • 117g calo
  • 41g carb
  • 5,4g chất đạm
  • 2,1g chất béo (Chất béo này thuộc dạng chất béo không bão hòa đơn và đa gồm 29,5mg omega – 3 và đến 961 mg omega – 6)
  • 4,6g chất xơ
  • Đồng thời 17% vitamin C, 24% thiamine, 19% folate, 11% magie và 10% kali.

Thông qua danh sách đó, bạn có thể thấy ngô là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Đặc biệt lượng tinh bột và calo có trong bắp không thua gì một chén cơm trắng. Nhưng khác ở chỗ, bắp có carbohydrate phức hợp ít chất béo, và giàu chất xơ.

Bắp thường có màu trắng hoặc vàng nhưng cũng có các loại màu đỏ, tím và xanh. Ngoài ra, thực phẩm này cũng được chế biến đa dạng thành nhiều món bao gồm bắp luộc, bắp nướng, bánh bắp… bỏng ngô, bột ngô.

ăn ngô có béo không? Thành phần dinh dưỡng trong ngô
Bắp ngô có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ (Nguồn: Sưu tầm)

2. Ăn ngô có béo không?

Những lợi ích của ngô đối với sức khỏe hiện đang gây ra rất nhiều tranh cãi, vì những thành phần dinh dưỡng trong ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu. 

Tuy nhiên, nếu chỉ xét về khía cạnh “Ăn ngô có béo không?” thì chúng ta có thể tham khảo những đánh giá chi tiết từ các chuyên gia dinh dưỡng thông qua một số câu hỏi và giải đáp sau:

2.1. Ăn ngô luộc có béo không?

Trong ngô có chứa rất nhiều chất xơ và ít chất béo, vì vậy đây là một loại thực phẩm tốt để bổ sung vào thực đơn giảm cân của bạn. Bạn sẽ có cảm giác nhanh no và ít thèm ăn. Điều này giúp việc kiểm soát lượng calo trong cơ thể hiệu quả hơn. Để duy trì hàm lượng dinh dưỡng và hạn chế dầu mỡ, bạn có thể chế biến ngô bằng cách luộc hoặc hấp.

Do đó, ăn ngô luộc không hề gây béo (nếu dùng với khẩu phần vừa phải và cân đối tổng lượng calo nạp hay tiêu hao). Một số ngôi sao nổi tiếng cũng thêm ngô vào danh sách thực phẩm hằng ngày với mục đích giảm cân.

Ăn ngô luộc không hề gây béo như nhiều người lầm tưởng (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Ăn ngô ngọt có béo không?

Ngô ngọt hay còn gọi quen thuộc là bắp Mỹ, có chứa hàm lượng beta caroten và đường cao hơn các loại ngô truyền thống, điều này không tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu so sánh một trái ngô ngọt với một gói xôi hay một tô bún… thì chúng vẫn là lựa chọn tốt hơn cho người muốn giảm cân. Thế nên, ngô ngọt vẫn được xếp vào danh sách thực phẩm lành mạnh để ăn kiêng.

Ngô ngọt vẫn được xếp vào danh sách thực phẩm lành mạnh để ăn kiêng (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Ăn ngô nếp có béo không?

Ngô nếp chứa hàm lượng dinh dưỡng tương tự các loại ngô khác và điều đó cũng đồng nghĩa ăn ngô nếp cũng sẽ hỗ trợ bạn giảm cân nếu bạn cân đối khẩu phần ăn hợp lý.

Thậm chí so với ngô ngọt (ngô vàng/bắp Mỹ) thì ngô nếp chứa hàm lượng beta caroten và hàm lượng đường tự nhiên cũng ít hơn. Chính vì vậy, nếu trong giai đoạn giảm cân, bạn có thể chọn ngô nếp để giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

ăn ngô có béo không
Ngô nếp (Nguồn: Sưu tầm)

2.4. Ăn bỏng ngô có béo không?

Ăn ngô luộc được xem là tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân. Vậy còn ăn bỏng ngô có béo không? 

Câu trả lời là không, nếu bạn thêm một chất phụ gia nào. Trái lại, các món bỏng ngô được ướp thêm nhiều gia vị như rang phủ đường, bơ, phô mai, chocolate, muối… thì sẽ chứa hàm lượng chất béo và natri cao. Lúc này bỏng ngô lại gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe và dễ làm tăng cân. 

Ăn bỏng ngô có béo không?
Bỏng ngô là món snack tuyệt vời nhưng bạn cần hạn chế nạp nhiều bỏng chứa gia vị nhé (Nguồn: Sưu tầm)

3. Ăn ngô có tác dụng gì?

  • Ngô giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột, hạn chế táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Hỗ trợ kiểm soát cholesterol và tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Ngô hỗ trợ thị lực thông qua lutein – đây là một loại carotenoid tương tự như vitamin A.
  • Ngô hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt nhờ có chứa chất chống oxy hóa quercetin. 
  • Ngô giúp hạn chế bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ
  • Ngô còn có vitamin B, giúp ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim
  • Ngăn ngừa ung thư
ăn ngô có béo không
Tác dụng của việc ăn ngô (Nguồn: Sưu tầm)

4. Nên ăn ngô vào lúc nào?

Nếu ăn kiêng và đặt mục tiêu là giảm cân, bạn cần hạn chế tối đa các món ăn tinh bột cơm, khoai lang…và cả ngô, nhất là buổi tối. Bởi lượng calo, chất béo, đường sau một đêm không được tiêu hao, chúng sẽ dư thừa và gây tích trữ mỡ ở bụng, bắp tay. 

Vì vậy, bạn có thể ăn ngô vào buổi sáng, trưa hoặc chiều và hạn chế ăn vào buổi tối muộn. Thực đơn giảm cân với ngô được đề cử là món salad ngô cho bữa ăn sáng, trưa hoặc một ít bỏng ngô không gia vị cho bữa ăn phụ..

Nên ăn ngô vào lúc nào?
Nên hạn chế ăn ngô vào buổi tối muộn (Nguồn: Sưu tầm)

5. Thực đơn giảm cân bằng ngô

Theo Healthline, một nghiên cứu của Harvard kéo dài 24 năm ở 133.468 người trưởng thành cho thấy mỗi khẩu phần ngô bổ sung hàng ngày có liên quan đến việc tăng cân 2 pound (tương đương 0,9 kg) trong khoảng thời gian 4 năm. So với ngô thì khoai tây, đậu Hà Lan và các loại rau giàu tinh bột khác lại tốt hơn vì không góp phần làm tăng cân nhiều. Tuy nhiên, so với việc nạp cơm, bún, hay các loại tinh bột “nặng” khác thì ngô vẫn là thực phẩm lý tưởng. 

Và thực đơn giảm cân bằng ngô được gợi ý bao gồm:

  • Đối với ngô (bắp) trái, bạn có thể ăn ngô luộc, hấp. 
  • Bạn có thể lấy hạt  để chế biến các món súp, salad, các món rau hoặc phục vụ riêng với bơ hoặc dầu ô liu và gia vị. Hạn chế tối đa chiên xào với nhiều dầu mỡ và gia vị.
  • Bột ngô cũng có thể được tận dụng để làm các món bánh nướng.
  • Và dĩ nhiên, chúng ta cũng có một món bỏng ngô với sức hút khó có thể chối từ cho những bữa ăn nhẹ.

Và dĩ nhiên, đừng quên kết hợp luyện tập cũng như kiểm soát chế độ ăn sao cho lành mạnh, cân bằng protein, rau, ít chất béo và tinh bột để đảm bảo kết quả giảm cân của bạn như mong muốn nhé!

Áp dụng thực đơn giảm cân bằng ngô và kiểm soát chế độ ăn hợp lý để đảm bảo kết quả giảm cân như mong đợi (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về hàm lượng tinh bột, calories và các thành phần dinh dưỡng của bắp ngô. Chắc hẳn bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “ăn ngô có béo không” và “ăn như thế nào để tốt nhất cho sức khoẻ và cân nặng”. Nhớ tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin làm đẹp và chăm sóc cơ thể hữu ích khác nhé!