Sau quá trình nặn mụn, làn da của bạn sẽ trở nên mong manh và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Bạn nên có một quy trình chăm sóc da cẩn thận nhằm giúp da mau chóng phục hồi và không để lại sẹo.
Một số nguyên tắc dưới đây được xem là cơ bản trong quy trình dưỡng da sau mụn.
1. Tránh dùng tay chạm vào da
Nhiều người có thói quen chạm tay vào da mặt. Tuy nhiên, đây là một thói quen gây hại cho da, đặc biệt là sau khi nặn mụn. Chạm vào những vết thương hở sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và góp phần đẩy sâu bụi bẩn vào trong từng lỗ chân lông. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương sau nặn mụn mà còn tiềm tàng nguy cơ để lại sẹo rỗ, vết thâm vĩnh viễn.
2. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần dịu nhẹ
Làm sạch da là bước chăm sóc da quan trọng nhất trong quy trình dưỡng da, đặc biệt là ngay sau khi nặn mụn. Sau khi nặn mụn, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn cho da. Thao tác này cũng hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Nước muối sinh lý còn giúp giảm thiểu tình trạng viêm sưng trên da và làm dịu đi cảm giác đau rát. Một lời khuyên dành cho bạn: hãy dùng bông tẩy trang/ gạc thấm một ít nước muối sinh lý và lau nhẹ vùng da vừa được lấy nhân mụn. Lưu ý, không nên chà xát quá mạnh sẽ khiến làn da bạn dễ trở nên kích ứng hơn. Đây cũng là thời điểm không thích hợp để dùng sữa rửa mặt. Bởi vì lúc này da bạn đang trong trạng thái nhạy cảm và rất dễ tổn thương, các hoạt chất có trong sữa rửa mặt sẽ dễ khiến da bạn đau xót.
Những ngày sau đó, bạn có thể dùng nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt để làm sạch da. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da có thành phần dịu nhẹ, lành tính nhé! Ngoài ra, việc lựa chọn sử dụng toner cũng là một cách hữu hiệu để “xoa dịu” làn da sau khi chịu nhiều tổn thương. Toner có khả năng làm dịu da, se khít lỗ chân lông và giảm sưng đỏ, bong tróc sau khi nặn mụn một cách đáng kể.
3. Giữ ẩm cho da
Sau bước làm sạch, giữ ẩm cho da cũng là một bước vô cùng quan trọng. Da sau khi nặn mụn thường khô căng, thậm chí ửng đỏ và nóng rát. Chính vì vậy cần chú ý dùng kem dưỡng ẩm cho da để cấp ẩm kịp thời cho làn da, đồng thời hỗ trợ phục hồi da, làm dịu và làm mát da. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa panthenol (vitamin B5), glycerin, hyaluronic acid… Lưu ý, đối với kem dưỡng phục hồi da, bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng trên da để da không quá bị khô, căng và bong tróc.
Một bí quyết được chia sẻ từ Beauty Blogger Mai Vân Trang là cô ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dạng gel, nước, lỏng… để hợp chất thấm nhanh vào da, không gây nhờn rít hay khó chịu.
4. Sử dụng các sản phẩm giúp giảm thâm đỏ, kháng viêm, tăng đề kháng cho da
3-7 ngày sau nặn mụn là thời điểm “vàng” để bạn thêm các sản phẩm chăm sóc da chứa Vitamin C, Retinoil, Niacinamide… vào quy trình dưỡng da. Vì lúc này, da đã bắt đầu quá trình hình thành và bong mài nên bạn đã có thể chăm sóc da như bình thường. Việc đầu tư vào các sản phẩm dưỡng da đặc trị là phương pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình tái tạo da và ức chế sự tăng sinh melanin trong cơ thể. Tránh các vết thâm kéo dài, làm sáng da và ngăn chặn sự hình thành của các vết sẹo rỗ trên làn da của bạn.
5. Luôn sử dụng kem chống nắng
Làn da sau nặn mụn nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn rất nhiều khi tiếp xúc với với ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc với ánh mặt trời trong khoảng thời gian này sẽ khiến làn da bạn chậm phục hồi hơn, thậm chí còn gây ra những vết thâm trên da. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu dành cho bạn chính là sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài. Bạn nên sử dụng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm với SPF từ 30 trở lên và không nên sử dụng kem chống nắng chứa cồn.
6. Những thực phẩm cần tránh sau khi nặn mụn
Việc ăn uống cũng cần được lưu ý trong quá trình nhạy cảm này để thúc đẩy da nhanh lành hơn và ngăn ngừa sẹo thâm trên da. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên kiêng sau khi vừa nặn mụn:
Nếp
Nếp được xem là “khắc tinh” của da đang bị tổn thương do trị mụn. Bạn nên tuyệt đối tránh ăn đồ nếp trong tuần đầu sau khi nặn mụn để tránh tình trạng làn da bị dị ứng và tệ hơn. Bởi vì đồ nếp sẽ khiến da khó lành, mưng mủ, sưng tấy hoặc có thể để lại sẹo thâm trên da.
Hải sản
Hải sản và các thực phẩm tanh như tôm, cua, mực, ghẹ, hàu, nghêu, sò,… là những thực phẩm nên tránh trong khi đang điều trị mụn. Nếu ăn hải sản trong khoảng thời gian này, làn da của bạn sẽ trở nên kích ứng, gây ngứa khó chịu. Ăn hải sản có thể khiến quá trình chữa lành những nốt sẹo mụn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Rau muống
Bạn đã biết không nên ăn gì sau khi nặn mụn chưa? Rau muống cũng là một trong những loại thực phẩm bạn nên tuyệt đối tránh xa. Vết thương hở sau khi nặn mụn của bạn cần được bảo vệ kỹ lưỡng, nếu ăn rau muống sẽ kích thích tăng sinh các tế bào gây nên sẹo lồi đấy!
Thịt bò, thịt gà
Thịt bò, thịt gà là những thủ phạm hàng đầu gây nên tình trạng mưng mủ và sưng tấy sau khi nặn mụn. Bạn nên tuyệt đối tránh những loại thực phẩm này nếu không muốn các vết mụn mới nặn trở nên ngứa ngáy, khó chịu. Thêm vào đó, còn làm tăng nguy cơ gây ra sẹo thâm, da không đều màu ảnh hưởng lớn đến yếu tố thẩm mỹ.
Chất kích thích
Bạn tuyệt đối tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… để tránh làm tổn thương da cũng như những trình trạng mụn trở nên tệ hơn nhé!
7. Sau khi nặn mụn nên ăn gì?
Trái cây
Trái xây được xem là một trong các “thực phẩm vàng” hỗ trợ chăm sóc làn da của bạn từ bên trong. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp hạn chế các tổn thương gây ra cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da nhanh hơn. Đừng quên bổ sung các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây…
Ăn nhiều các loại rau xanh
Các loại rau xanh như: cần tây, súp lơ, bắp cải, mồng tơi,.. cung cấp tối ưu lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào cho da. Ăn nhiều rau xanh vào giai đoạn này không những giúp làn da được chữa lành nhanh chóng và an toàn mà còn hỗ trợ hoàn hảo mang lại cho bạn làn da khoẻ mạnh, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường độ đàn hồi cho da.
Đậu, sản phẩm từ đậu
Nếu đang đắn đo không biết rằng sau khi nặn mụn nên ăn gì thì bạn có thể bổ sung các món ăn từ đậu vào thực đơn của mình. Lý do là đậu chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa dồi dào. Các loại đậu như đậu phụ, đậu xanh, đậu nành, đậu đen,… hỗ trợ tối ưu cho bạn làn da khỏe mạnh sau khi nặn mụn.
Các loại cá da trơn
Cá basa, cá ngừ, cá basa, cá hồi, cá thu… giàu axit béo omega 3 rất thích hợp cho làn da trong quá trình điều trị và chữa lành. Các loại cá này có khả năng chữa lành tổn thương da, giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn, viêm da sau khi nặn mụn và hỗ trợ trị mụn một cách hiệu quả.