Hãy thử những mẹo đơn giản dưới đây để làm sạch lỗ tai mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào bạn nhé!
Ráy tai là một phần cần thiết trong ống tai, giúp bảo vệ tai khỏi thương tổn và nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiều người lại nghĩ rằng ráy tai là chất bẩn cần phải được loại bỏ nên thường xuyên vệ sinh tai bằng cách chọc ngoáy sâu vào bên trong. Hành động này có thể gây thủng màng nhĩ và giảm thính lực. Để tránh gây ra những sai lầm không đáng có trong việc vệ sinh lỗ tai tại nhà, ELLE mách bạn những cách dưới đây.
Ráy tai là gì?
Ráy tai được sinh ra theo một cơ chế hoạt động rất bình thường của cơ thể. Nó là một chất bảo vệ được sản xuất bởi một tuyến bên trong ống tai. Ráy tai giúp bảo vệ tai khỏi những thứ có thể gây tổn thương màng nhĩ như bụi, tóc hoặc côn trùng nhỏ, đồng thời giữ ẩm ống tai của bạn. Khi bạn nhai hoặc cử động hàm nói chung, ráy tai sẽ tự động di chuyển ra khỏi ống tai. Lúc này, ráy tai thường sẽ khô và bong ra. Tuy nhiên, đôi khi ráy tai có thể tích tụ và gây ảnh hưởng đến thính giác của bạn.
Khi nào bạn cần ráy lỗ tai?
Nếu ống tai xuất hiện quá nhiều ráy tai và có nguy cơ bị tắc nghẽn, bạn cần làm sạch tai. Các triệu chứng của tắc nghẽn bao gồm: đau tai, tai có mùi khó chịu, cảm giác ù tai, giảm thính giác, ho, chóng mặt… Chúng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Bạn có nhiều nguy cơ bị tắc nghẽn ráy tai hơn nếu là người cao tuổi, khuyết tật, dùng máy trợ thính, nút bịt tai hoặc ống tai có hình dạng bất thường.
Cách vệ sinh tai an toàn
Bước 1: Đổ nước ấm vào bát (lưu ý rằng sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể kích thích dây thần kinh thính giác và gây chóng mặt). Thêm một vài giọt nước ôxy già dùng trong gia đình nếu bạn muốn.
Bước 2: Đặt một chiếc khăn hoặc một cái bát khác dưới tai để hứng nước chảy ra.
Bước 3: Sử dụng nước trong bát, đổ đầy ống tiêm dạng bầu (ống tiêm bóng đèn) hoặc ống tiêm y tế không có kim, túi nhựa, chai có lỗ kim ở đáy.
Bước 4: Với cánh tay đối diện với tai (ví dụ: cánh tay trái nếu bạn đang rửa tai phải), vòng ra sau đầu, nắm lấy tai kéo ra sau và hơi hướng lên trên.
Bước 5: Bóp túi, bóng đèn hoặc bất cứ thứ gì bạn đang sử dụng để nước phun vào ống tai với áp suất ổn định.
Bước 6: Bạn đã hoàn thành việc vệ sinh tai khi ráy tai chảy ra. Dừng lại nếu bạn bị đau hoặc chóng mặt. Nếu thếm bạn có thể thử lại sau vài giờ. Lúc đó, ráy tai sẽ mềm hơn và rơi ra ngoài.
Bước 7: Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, hãy nhỏ vài giọt cồn vào tai để giúp làm khô nước thừa. Bạn cũng có thể trộn cồn với peroxide (hay còn gọi bằng cái tên quen thuộc là ôxy già) nếu bạn muốn.
Những cách làm sạch tai sai lầm bạn nên tránh
1. Ráy tai quá thường xuyên
Bạn chỉ nên lấy ráy tai khi thực sự cảm thấy khó chịu và bít tắc trong lỗ tai bởi vì tai có cơ chế tự làm sạch. Ngoài ra, tai của bạn cũng cần đến ráy tai để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các loại côn trùng nhỏ vô tình chui vào.
2. không Dùng bông ráy tai hoặc dụng cụ sắc nhọn
Nhiều người sử dụng bông ráy tai hoặc dụng cụ sắc nhọn để vệ sinh tai tại nhà vì chi phí thấp và dễ tìm mua. Tuy nhiên, điều đó có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong và làm tổn thương tai vĩnh viễn. Thêm vào đó, cách lấy ráy tai này có thể gây cọ sát ống tai, khiến bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào dưới da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3. Dùng nến xông tai để vệ sinh tai
Nến xông tai là một loại nến rỗng ruột được làm bằng sáp ong. Nhiều người tin rằng việc đốt cây nến này sẽ tạo thành một lực hút, qua đó hút ráy tai và chất bẩn trong tai. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết cách vệ sinh tai này có thể gây bỏng nghiêm trọng bên trong tai.