Cách sử dụng Kombucha – loại thức uống “khoẻ trong đẹp ngoài” mà bạn nên biết.
Kombucha còn được gọi là trà Kombucha, “trà nấm”. Đây là một loại trà lên men nhờ có con giống Scoby – một loại nấm men được nuôi trong nước trà (trà đen hoặc trà xanh) có đường. Kombucha có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng qua hàng nghìn năm và sở hữu những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời. Nó là một nguồn giàu lợi khuẩn và chất chống ôxy hóa, hỗ trợ chống lại một số bệnh.
Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều Kombucha, hãy chỉ uống vừa đủ. Dưới đây là những lưu ý mà bạn nhất định phải “nằm lòng” để đảm bản an toàn tuyệt đối khi sử dụng loại thức uống này.
1. Những tác dụng phụ của trà Kombucha
Chứa hàm lượng đường cao
Nhiều loại Kombucha được thêm chất tạo ngọt, các loại đường trái cây, đường mía để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Chính vì vậy sẽ làm hàm lượng đường có trong các sản phẩm này vượt quá mức trung bình, gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều đường tăng nguy cơ bệnh béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch. Một lời khuyên cho những ai đang sử dụng Kombucha: hãy lựa chọn đồ uống chứa ít hơn 4 gram đường trong mỗi khẩu phần – đây là lượng đường tiêu chuẩn và an toàn cho sức khoẻ của bạn.
Lượng calo dư thừa
Một số người sử dụng loại thức uống này thường xuyên như một loại nước ngọt có ga. Kombucha có thể chứa nhiều lợi ích tốt cho cơ thể tuy nhiên, nó có chứa nhiều calo. Một số loại Kombucha có thể có tới 120 calo mỗi chai. Vì vậy bạn nên hạn chế việc uống Kombucha hàng ngày vì có thể góp phần nạp thêm calo vào cơ thể, có thể dẫn đến tăng cân. Đáng lo ngại hơn, bạn có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì.
Gây đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.
Một tác dụng phụ không mong muốn của trà Kombucha là gây đầy hơi và rối loạn tiêu hoá khi bạn tiêu thụ nhiều. Khí ga trong Kombucha sẽ đưa carbon dioxide (CO2) vào hệ tiêu hóa khiến cơ thể dễ bị dư thừa khí, gây đầy hơi, ợ hơi và tiêu chảy. Ngoài ra, trong loại thức uống này chứa các hợp chất được gọi là FODMAPs – một loại carbohydrate gây ra tình trạng khó tiêu hóa ở nhiều người, đặc biệt là những người bị hội chứng kích thích ruột IBS.
Dư thừa caffeine
Kombucha thường chứa trà như trà đen, trà xanh trong quá trình lên men. Mặc dù Kombucha chứa ít caffeine hơn nhiều so với trà truyền thống, nhưng nếu khi bạn lạm dụng quá nhiều loại thức uống này, bạn có thể tiêu thụ quá nhiều caffeine so với mức cho phép. Chính vì vậy, bạn có thể sẽ gặp phải những triệu chứng không mong muốn như: lo lắng, cáu gắt, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn, nhịp tim không đều và co giật.
Ô nhiễm
Vì kombucha là trà được lên men tự nhiên nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm men. Điều này có thể gây nguy hiểm, ngộ độc khi uống. Bên cạnh đó, sự ô nhiễm từ vật chứa cũng có thể là một yếu tố rủi ro mà bạn cần phải để ý. Các chất ô nhiễm từ vật chứa làm tăng nguy cơ độc tính có trong Kombucha tùy thuộc vào hóa chất.
2. Lưu ý khi sử dụng
Sử dụng bình chứa thuỷ tinh
Việc sử dụng Kombucha đúng cách có thể giúp giảm thiểu một số nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Đối với các loại Kombucha tự làm, hãy đảm bảo đồ đựng an toàn để hóa chất hoặc kim loại như chì không ảnh hưởng đến đồ uống. Tốt nhất bạn nên sử dụng bình thủy tinh được vệ sinh và tiệt trùng cẩn thận trong quá trình lên men.
Không phù hợp cho một số đối tượng
Mặc dù Kombucha là một thức uống mang lại nhiều lợi ích và an toàn cho hầu hết mọi người. Nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở một số đối tượng. Vì trong Kombucha chứa một lượng caffeine và men rượu. Chính vì vậy, Kombucha được khuyến nghị tránh dùng cho những người có vấn đề với đồ uống có cồn, phụ nữa mang thai hoặc cho con bú.
Bên cạnh đó, Kombucha nếu không được khử trùng nên có thể chứa hỗn hợp các loại vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng ở một số người. Kombucha không phù hợp đối với những đối tượng như: những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, những người bị ung thư, bệnh thận hoặc HIV…
Uống với lượng vừa phải
Kombucha có thể chứa nhiều calo và đường, chính vì vậy uống quá nhiều không phải là lựa chọn tốt khi bạn đang ăn kiêng. Cách uống Kombucha để đạt được những lợi ích hiệu quả nhất bạn chỉ nên uống dưới 240ml mỗi ngày thôi nhé!
Bảo quản Kombucha trong tủ lạnh
Bạn nên bảo quản Kombucha trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp là 0 – 4 độ C. Bởi vì khi kombucha ở ngoài nhiệt độ phòng, quá trình lên men của Kombucha vẫn tiếp diễn và sinh ra thêm các lợi khuẩn. Tuy nhiên, lợi khuẩn quá nhiều trong Kombucha không phải là điều tốt. Việc lên men qua lâu sẽ khiến mùi Kombucha bị thay đổi và chua hơn. Bên cạnh việc bảo quản Kombucha ở ngăn mát tủ lạnh thì bạn cần lưu ý không cho muỗng bị dơ tiếp xúc với Kombucha hoặc uống trực tiếp lên miệng bình. Vì điều này sẽ khiến vi khuẩn tấn công vào Kombucha, gây sản sinh vi khuẩn và làm hư hỏng thức uống.