Tìm hiểu về chính sách với lao động nữ ở Việt Nam

Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ lao động nữ với tư cách là bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động, chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động sẽ được chúng tôi trình bày dưới đây.

xử lý kỷ luật lao động
      Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm

Chính sách xã hội đối với phụ nữ được hiểu là hệ thống các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phụ nữ đã được thể chế hóa nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ phát huy năng lực của mình trên mọi lĩnh vực của cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội giữa phụ nữ và nam giới.

Quán triệt quan điểm giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, các chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình ở nước ta đã sớm được hoạch định ngay từ ngày đầu tiên của Nhà nước. Tại điều 62, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ: “Mọi công dân, nữ cũng như nam đều có quyền bình đằng trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong gia đình. Mọi hành vi phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền của phụ nữ đều bị cấm. Phụ nữ và nam giới làm việc như nhau thì hưởng lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền nghỉ đẻ”.

Với quy định này, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đi đâì trong việc thể chế hóa và đưa vào cuộc sống các nguyên tắc nam nữ bình quyền. Theo đó, Việt Nam cũng là nước Châu Á đầu tiên ký công ước quốc tế về chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Sự tiến bộ và công bằng xã hội không chỉ được thể hiện thông qua Hiến pháp mà còn trong Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Bộ Luật Lao động…

Vị trí, vai trò của chính sách lao động đối với phụ nữ

Chính sách xã hội đối với phụ nữ ở nước ta thể hiện một số vai trò rõ rệt như sau:

(i) Chính sách xã hội đối với phụ nữ góp phần đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mọi lĩnh vực và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của phụ nữ. Công bằng và tiến bộ xã hội đối với phụ nữ là công bằng, tiến bộ về quyền con người và tạo điều kiện thực hiện cấc quyền đó của phụ nữ, tạo ra cơ hội phát triển và năng lực thực hiện các cơ hội phát triển của phụ nữ ở mỗi quốc gia.

(ii) Hoạch định, thực thi chính sách còn xử lý và điều tiết các mối quan hệ bất bình đẳng giới trong xã hội trên các mặt chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục,… tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển một cách toàn diện và có cơ hội ngang nhau khi tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội.

(iii) Hoạch định và thực thi chính sách xã hội đối với phụ nữ có vai trò quan trọng trong thực hiện hòa nhập xã hội cho phụ nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, phát huy khả năng, nội lực của phụ nữ, thu hút phụ nữ vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vào lãnh đạo, quản lý xã hội.

(iv) Chính sách xã hội đốii với phụ nữ còn có vai trò đảm bảo cho người phụ nữ phát triển bền vững của các gia đình và xã hội nhờ nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Các chính sách hướng vào giải quyết việc làm cho phụ nữ, tăng thu nhập, xóa bỏ bạo lực, tao cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội…

Một số chính sách lao động đối với phụ nữ

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng đã xây dựng và hình thành hệ thống chính sách xã hội đối với phụ nữ cơ bản đầy đủ, cụ thể như sau:

Hiến pháp năm 1992

Về cơ bản, quyền của phụ nữ trong Hiến pháp năm 1992 kế thừa những quy định tiến bộ của Hiến pháp năm 1980, nhung nhấn mạnh thêm: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63).

Hiến pháp sửa đổi năm 2013

(i) Điều 26 Hiến pháp nhấn mạnh: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

(ii) Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực ngày 1/1/2016, phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động… Bên cạnh đó, Luật còn quy định quyền lợi mang tính đặc thù đối với người phụ nữ như: Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp), nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương, dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu. Ngoài ra, các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội.

(iii) Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

(iv) Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;

(v) Bộ Luật Lao động 2019 dành một chương (chương X) quy định riêng về Lao động nữ;

(vi) Luật bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007;

(vii) Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ;

(viii) Chính sách chống buôn bán phụ nữ và trẻ em;

(ix) Chính sách đối với nữ thanh niên xung phong;

(x) Chính sách đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai;

(xi) Chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ;

(xii) Chính sách thai sản cho phụ nữ nông thôn;

(xiii) Nghị quyết 57/NQ ngày 01 tháng 12 năm 2009 ban hành chương trình hành động của chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện nghị quyết 11 – NQ/ TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(xiv) Nghị định số 39/2015/NĐ- CP ngày 27 tháng 4 năm 2015;

(xv) Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].