Với chị, đâu là những yếu tố giúp một cuộc hôn nhân trở nên bền vững?
Trước hết là phải còn yêu nhau. Nhiều người hay nói với nhau rằng vợ chồng chung sống với nhau một thời gian thì “hết tình còn nghĩa”. Đại loại, họ không còn yêu nhau nữa, nhưng họ biến tình yêu thành một thứ tình khác, như tình thương, tình thân gia đình hoặc thứ cảm giác quen thuộc với nhau. Nhưng với tôi thì vẫn phải cần tình yêu, vẫn phải có những xúc cảm yêu đương, tình cảm lứa đôi lãng mạn.
Yếu tố thứ hai là con cái. Con cái là sợi chỉ đỏ kết nối hai vợ chồng với nhau. Điều thứ ba là nên tôn trọng gia đình nội ngoại hai bên. Cuối cùng, cũng góp phần nên hạnh phúc bền vững, đó là kinh tế không được quá khó khăn, khó khăn quá thì cũng khó hạnh phúc.
Từng có một tranh luận rất sôi nổi rằng “Phụ nữ bản lĩnh thì không việc gì phải giữ chồng khư khư”. Còn chị, chị nghĩ phụ nữ có nên học cách giữ chồng không?
Ông bà mình có câu “lạt mềm buộc chặt”. Xã hội có hiện đại cỡ nào đi chăng nữa thì quan niệm đó cũng không thay đổi, đúng không? Giữ chồng thì chắc chắn là nên rồi nhưng giữ bằng cách nào? Giữ theo kiểu “lạt mềm buộc chặt” thì tôi thấy là hợp lý nhất.
Hãy cho nhau không gian riêng để cả hai được làm những điều mà mình thích, được tạm “xa” nhau, được phép cất giữ những điều mà chỉ mình mình biết. Nhưng nó được lệch khỏi ranh giới mà cả hai đã đặt ra.
Ví dụ như nhà tôi có một quy luật là không tạo điều kiện cho người thứ ba xen vào. Bởi đó là sẽ mầm mống dẫn đến những điều không mong muốn xảy ra.